Tin tức

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình

Cấp địa hình là một thuật ngữ chỉ mức độ khó khăn và phức tạp của khu vực cần khảo sát và khu vực lân cận của khu vực khảo sát địa hình. Theo quy định tại thông tư 10/2019/tt-bxd ngày 26/12/2019 của bộ xây dựng thì cấp địa hình được quy định cụ thể như sau. Cùng tìm hiểu nhé

LIÊN HỆ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH BẰNG 0903692185

MỤC LỤC XEM NHANH HƠN

Đôi nét về thông tư 10/2019/TT-BXDngày 26/12/2019 của bộ xây dựng

Khảo sát địa hình bằng Flycam tại Thừa Thiên Huế
Khảo sát địa hình bằng Flycam tại Thừa Thiên Huế

Thông tư 10/2019/tt-bxd ngày 26/12/2019 của bộ xây dựng được Thứ Trưởng Bùi Phạm Khánh ký ban hành. Nội dung ban hành định mức:

  1. Định mức dự toán khảo sát xây dựng công trình;
  2. Định mức dự toán xây dựng công trình;
  3. Định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật của công trình;
  4. Định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ; định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
  5. Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng; định mức sử dụng vật liệu xây dựng.
  6. Định mức xây dựng ban hành tại Thông tư này để áp dụng vào việc xác định chi phí đầu tư xây dựng của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cấp địa hình của công tác đo đạc mốc khống chế tọa độ quy định như sau:

Địa hình cấp 6 IV trong đo đạc lưới khống chế tọa độ mặt bằng

Khảo sát địa hình Khánh Hòa và khảo sát địa chất
Khảo sát địa hình Khánh Hòa và khảo sát địa chất
  1. Vùng rừng núi hoang vu rậm rạp, nhiều thú dữ, muỗi, vắt, rắn độc, hướng ngắm rất khó thông suốt, khối lượng chặt phá rất lớn, đi lại rất khó khăn.
  2. Vùng núi cao từ 100m đến 300m, hiểm trở, vách đứng, khó leo trèo, đi lại.
  3. Vùng hải đảo đất liền, đồi núi cây cối rậm rạp, địa hình phức tạp.
  4. Vùng đặc biệt, vùng biên giới xa xôi, hẻo lánh, các hải đảo xa đất liền, cây cối rậm rạp, đi lại khó khăn, vùng có nhiều bom mìn chưa được rà phá.

Địa hình cấp 5 V trong đo đạc lưới khống chế tọa độ

  1. Khu vực thành phố, thị xã, nhiều nhà cao tầng, ống khói, cột điện, cây cao ảnh hưởng đến độ thông suốt của hướng ngắm.
  2. Vùng rừng núi cao trên 100m địa hình phân cắt nhiều, cây cối rậm rạp, hướng ngắm không thông suốt, đi lại khó khăn.
  3. Vùng Tây Nguyên rừng khộp dày, chia cắt nhiều, vùng giáp biên có rừng khộp

Địa hình cấp 4 – IV

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình
Cấp địa hình trong khảo sát địa hình
  1. Khu vực thị trấn, thị xã địa hình phức tạp, hướng ngắm khó thông suốt.
  2. Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, thụt sâu, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm, đi lại khó khăn, phải chặt phá nhiều.
  3. Vùng đồi núi cao từ 50 – 100m, hướng ngắm không thông suốt, phải chặt phát địa hình bị phân cắt xen lẫn có rừng cây công nghiệp, cây đặc sản, việc chặt phát thông hướng bị hạn chế.
  4. Vùng Tây Nguyên nhiều cây trồng, cây công nghiệp như cà phê, cao su…Rừng cây khộp, địa hình chia cắt trung bình, mật độ sông suối trung bình

Địa hình cấp 3 – III

  1. Vùng đồng bằng dân cư đông, địa hình bị chia cắt nhiều bởi kênh rạch sông suối, hướng ngắm khó thông suốt, phải chặt phát. Vùng trung du đồi núi cao từ 30m-50m, trên đỉnh có bụi hoặc lùm cây, mật độ dân cư vừa phải, hướng ngắm khó thông suốt phải phát dọn.
  2. Vùng ruộng sình lầy hoặc bãi thuỷ triều cỏ sú vẹt mọc thấp xen lẫn có đồi núi, làng mạc, đi lại khó khăn, hướng ngắm không thông suốt.

Địa hình cấp 2 – II – đo đạc mốc khống chế tọa độ mặt bằng

  1. Vùng đồng bằng địa hình tương đối đơn giản, ít dân cư, hướng ngắm bị vướng ít, dễ chặt phát.
  2. Vùng đồi dân cư thưa, độ cao từ 20 – 30m chủ yếu là đồi trọc ít cỏ cây nhưng khối lượng chặt phát ít, dân cư thưa.

Địa hình cấp 1 – I

  1. Vùng đồng bằng địa hình đơn giản, dân cư thưa thớt, hướng ngắm không bị vướng.
  2. Vùng trung du, đồi thấp sườn rất thoải và độ cao thấp dưới 20m chủ yếu là đồi trọc, không ảnh hưởng đến hướng ngắm.

Cấp địa hình trong đo đạc bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 1/1000 và 1/2000 trên cạn

Cấp địa hình cấp 6 – VI trong khảo sát địa hình trên cạn:

  1. Vùng rừng núi cao trên 100m cây cối rậm rạp hoang vu, hẻo lánh.
  2. Vùng bằng phẳng cao nguyên nơi biên giới vùng khộp dày.
  3. Vùng biên giới hải đảo xa xôi, đi lại khó khăn, địa hình hết sức phức tạp.
  4. Vùng núi đá vôi tai mèo lởm chởm, cheo leo nhiều thung lũng vực sâu, hang động, cây cối rậm rạp.

Cấp địa hình cấp 5 – V

  1. Vùng thị xã, thành phố, thủ đô, mật độ người và xe qua lại đông đúc, tấp nập, ảnh hưởng đến việc đo đạc, có công trình kiến trúc nổi và ngầm, hệ thống đường công rãnh phức tạp.
  2. Vùng đồi núi cao dưới 100m, cây cối rậm rạp núi đá vôi tai mèo lởm chởm, nhiều vách đứng hay hang động phức tạp.

Cấp địa hình cấp 4 – IV

  1. Vùng thị trấn, vùng ngoại vi thành phố lớn, thủ đô nhiều nhà cửa, vườn cây rậm rạp, có công trình nổi và ngầm, hệ thống giao thông thuỷ bộ, lưới điện cao, hạ thế, điện thoại phức tạp.
  2. Vùng đồi núi cao dưới 50m xen lẫn có rừng thưa hoặc rừng cây công nghiệp cao su, cà phê, sơn, bạch đàn … khi đo không được chặt phát hoặc hạn chế việc phát, địa hình tương đối phức tạp.
  3. Vùng bằng phẳng Tây Nguyên có nhiều vườn cây ăn quả không chặt phá được, nhiều bản làng, có rừng khộp bao phủ không quá 50%.
  4. Vùng bãi thuỷ triều lầy lội, sú vẹt mọc cao hơn tầm ngắm phải chặt phát.

Cấp địa hình cấp 3 – III

  1. Vùng đồng bằng dân cư thưa, ít nhà cửa, vườn cây ăn quả, ao hồ, mương máng, cột điện.
  2. Vùng thị trấn nhỏ, nhà cửa thưa, độc lập.
  3. Vùng đồi sườn thoải, đồi cao dưới 30m, lác đác có bụi cây, lùm cây cao bằng máy, phải chặt phát, sườn đồi có ruộng trồng khoai, sắn, có bậc thang, địa hình ít phức tạp.
  4. Vùng bằng phẳng Tây Nguyên, vùng có lau sậy, có vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, độ chia cắt trung bình.

Cấp địa hình cấp 2 – II

  1. Vùng đồng bằng ruộng màu xen lẫn ruộng lúa nước không lầy lội, làng mạc thưa, có đường giao thông, mương máng, cột điện chạy qua khu đo.
  2. Vùng bằng phẳng chân đồi, vùng đồi thoải dưới 20m, cỏ cây mọc thấp, không vướng tầm ngắm, chân núi có ruộng cấy lúa, trồng màu, không lầy lội, đi lại thuận tiện.

Cấp địa hình cấp 1 – I

  1. Vùng đồng bằng chủ yếu ruộng mầu khô ráo, thưa dân cư, quang đãng, đi lại dễ dàng, địa hình đơn giản.
  2. Vùng bằng phẳng của thung lũng sông chảy qua vùng trung du đồi thấp dưới 20m, cây cỏ thấp dưới 0,5m đi lại dễ dàng.

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước

Khảo sát địa hình dưới nước phần lớn tại các dự án thủy điện, nạo vét sông hồ và đo sâu dưới biển. Cùng Hợp Nhất Bách Việt tìm hiểu quy định về Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước nhé

Văn bản nào quy định về cấp địa hình của khảo sát địa hình dưới nước

Văn bản mới nhất hiện nay là thông tư 10/2019/tt-bxd ngày 26/12/2019 của bộ xây dựng được Thứ Trưởng Bùi Phạm Khánh ký ban hành.

Nội dung ban hành định mức về xây dựng bao gồm khảo sát xây dựng.

Phân cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước theo thông tư 10

Phân cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước theo thông tư 10
Phân cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước theo thông tư 10

Xem thêm bài: Dịch vụ khảo sát địa hình đáy biển

Địa hình cấp 1 – I trong đo đạc chi tiết dưới nước

  1. Sông rộng dưới 50m, nước yên tĩnh hoặc chảy rất chậm, lòng sông có nhiều đoạn thẳng bằng, bờ sông thấp thoải đều.
  2. Bờ hai bên có bãi hoa mầu, ruộng, nhà cửa thưa thớt, chiếm 10 – 15% diện tích, cây cối thấp, thưa (khi đo không phải phát)

Địa hình cấp 2 – II trong đo đạc chi tiết dưới nước

  1. Sông rộng từ dưới 100m, nước yên tĩnh hoặc chảy rất chậm, gọn sóng có bãi nổi hoặc công trình thuỷ công, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.
  2. Hai bờ sông thấp thoải đều, cây thưa, diện tích ao hồ ruộng nước, làng mạc chiếm từ < 30%.

Địa hình cấp 3 – III trong đo đạc chi tiết dưới nước

  1. Sông rộng dưới 300m hoặc sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, có nhiều bãi nổi hoặc công trình thuỷ công, có sóng nhỏ.
  2. Hai bờ sông có núi thấp, cây cối dày, diện tích ao, hồ, đầm lầy, làng mạc chiếm từ < 40%.
  3. Khi đo địa hình cấp I + II vào mùa lũ. Nước chảy mạnh, khó qua lại trên sông nước.

Địa hình cấp 4 – IV trong đo đạc chi tiết dưới nước

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
  1. Sông rộng < 500m. Sóng gió trung bình. Sông có thác ghềnh, suối sâu, bờ dốc đứng, sóng cao, gió mạnh. Diện tích ao hồ đầm lầy, làng mạc chiếm trên 50%, có bến cảng lớn đang hoạt động.
  2. Khi đo địa hình cấp III vào mùa lũ: Nước chảy xiết, thác ghềnh.
Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước

Địa hình cấp 5 – V trong đo đạc chi tiết dưới nước

  1. Sông rộng dưới 1.000m, sóng cao, gió lớn hoặc ven biển.
  2. Bờ sông có đồi núi, ao hồ đầm lầy đi lại khó khăn, cây cối che khuất có nhiều làng mạc, đầm hồ chiếm 70%.
  3. Khi đo địa hình cấp IV vào mùa lũ: Nước chảy xiết, sóng cao

Địa hình cấp 6 – VI trong đo đạc chi tiết dưới nước

Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
Cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước
  1. Sông rộng > 1000m, sóng cao nước chảy xiết (< 2m/s). Dải biển cách bờ không quá 5 km, nếu có đảo chắn thì không quá 5km.
  2. Vùng biển quanh đảo, cách bờ đảo không quá 5 km.
  3. Khi đo địa hình cấp V vào mùa lũ: Nước chảy xiết, sóng cao

Trên đây là quy định cấp địa hình trong khảo sát địa hình dưới nước theo quy định của Bộ Xây Dựng.

Hy vọng thông tin ở trên là bổ ích đối với bạn.

Chúng tôi là công ty dịch vụ khảo sát địa hình chuyên nghiệp