Sông Nhật giáp dự án khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ. Việc khảo sát địa hình Sông Nhật phục vụ công tác thiết kế kè sông. Công ty Bách Việt là nhà thầu phụ thực hiện hạng mục khảo sát địa hình đáy sông Nhật. Cùng tìm hiểu chi tiết ở phần sau.

Phương pháp thực hiện khảo sát địa hình đáy sông Nhật

Khảo sát địa hình đáy sông Nhật phục vụ thiết kế kè sông cho dự án khu công nghiệp Phú Mỹ 2.

Thiết bị sử dụng

Các thiết bị sử dụng trong công tác khảo sát của dự án phục vụ công tác lập mốc khống chế tọa độ, cao độ và công tác khảo sát, lập báo cáo như sau:

STT Nội dung công việc Tên thiết bị Số lượng
1 Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000 Máy thu GPS Hi Target, máy đo sâu hồi âm 02
2 Đo đạc chi tiết xác định tọa độ, cao độ và hiện trạng địa hình Máy thu GNSS Hi Target V30 bằng công nghệ RTK 01
Các thiết bị đi kèm
3 Kết nối thiết bị Cable trút số liệu và cable link các loại  
4 Liên lạc Máy bộ đàm 06
5 Xác định tọa độ Sào gương toàn đạc 04
6 Cân máy Chân ba 06
7 Xác định tọa độ Kẹp gương 02
8 Báo cáo Máy chụp hình 01
9 An toàn Các thiết bị bảo hộ lao động 05(bộ)
10 Xử lý số liệu Máy vi tính 02
11 Kết nối thiết bị Cable trút số liệu và cable link các loại  

Phương pháp thực hiện

Đo đạc dưới nước

Phương pháp thực hiện là DGPS kết hợp với đo sâu hồi âm

Phương pháp thực hiện là DGPS kết hợp với đo sâu hồi âm
Phương pháp thực hiện là DGPS kết hợp với đo sâu hồi âm

Đo độ sâu được xác định bằng máy đo máy đo sâu hồi âm BATHY 500HD và phần mềm Eye4software Hydromagic.

Phần ở bãi cạn đo bằng DGPS RTK

  • Bình đồ khu vực đo được thực hiện bằng phương pháp toàn đạc với máy toàn đạc điện tử hoặc sử dụng công nghệ DGNSS RTK để xác định các vị trí cần đo.
  • Phương pháp đo DGPS RTK bằng trạm Base và Rover:
  • Phải có hơn 2 thiết bị thu tín hiệu GNSS chuyên dụng, một thiết bị đặt tại vị trí cố định – gọi là trạm Base, và một thiết bị di động tới các điểm cần đo, gọi là Rover Station.
  • Trạm Base có nhiệm vụ thu tín hiệu của nhiều vệ tinh cùng lúc, ở nhiều dải tần khác nhau để đảm bảo tính chính xác, sau đó truyền tín hiệu hiệu chỉnh tới trạm Rover. Ø Trạm Rover ngoài nhiệm vụ thu tín hiệu vệ tinh như trạm Base, nó còn phải nhận tín hiệu hiệu chỉnh từ trạm Base, sau đó so sánh, tính toán để từ đó đưa ra kết quả chính xác nhất cho phép đo.
Kỹ thuật đo DGPS dovenhanh
Kỹ thuật đo DGPS dovenhanh

Nhân sự thực hiện

Họ và tên Chức vụ
Phan Nguyên Việt Giám đốc dự án
Trịnh Hồ Quốc Anh Quản lý chất lượng
Lê Văn Bảo Tổ trưởng khảo sát địa hình
Ngô Phước Khải Nhân viên đo đạc
Bùi Duy Thanh Nhân viên đo đạc
Phạm Bảo Hân Thư ký dự án
Tạ Liêm Hòa Chủ nhiệm khảo sát

Các khó khăn thực hiện và lưu ý

Khu vực khảo sát là dưới sông, nhưng địa hình khá khó khăn vì:

  1. Mực nước triều trong ngày thay đổi nhiều và lớn. Khi triều xuống, các khu vực bãi bồi hoặc khu gần bờ nước cạn. Thuyền không tiếp cận được. Do đó, cần đo đạc bổ sung bằng DGPS ở bãi bùn, gần bờ.
  2. Khu vực trên sông có rất nhiều vị trí nuôi hàu. Do đó, nếu không quen địa hình thuyền sẽ mắc cạn vào khu vực nui hàu. Sẽ rất nguy hiểm nếu đầu dò Sona vướng vào lưới và cọc hàu.

Hình ảnh khảo sát địa hình sông Nhật

máy đo sâu hồi âm BATHY 500HD
máy đo sâu hồi âm BATHY 500HD
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Đo đạc tại khu bãi cạn mà thuyền không vào được
Khảo sát địa hình Sông Nhật Phú Mỹ
Khảo sát địa hình Sông Nhật Phú Mỹ
Mia đo mực triều
Mia đo mực triều

Xem thêm bài: Công ty khảo sát địa hình dưới nước Vũng Tàu